Lồng Đèn Hội An Và Giá Trị Truyền Thống Việt
Lồng Đèn Hội An Và Giá Trị Truyền Thống Việt
Lồng Đèn Hội An Và Giá Trị Truyền Thống Việt
Đến Hội An, du khách không khỏi bị thu hút bởi những chiếc lồng đèn đầy màu sắc. Đó không chỉ là một món quà lưu niệm mà còn là giá trị văn truyền thống.
Vào khoảng cuối thế kỷ XVI, những chiếc lồng đèn Hội An lần đầu xuất hiện khi người Trung hoa đến Hội An lập nghiệp giao thương. Đến nay, nghề làm đèn lồng đã có tuổi đời hơn 400 năm, mang đậm nét đẹp văn hoá truyền thống Hội An.
Lồng đèn Hội An và giá trị văn hoá Việt
Ý nghĩa của đèn lồng Hội An?
Đèn lồng Hội An có ý nghĩa là sự tỏa sáng. Người dân xứ Quảng coi ánh đèn như là sự bảo hộ của thần linh. Vì vậy, khi cúng dâng đèn ở điện thờ cũng có nghĩa là đặt mình dưới sự bảo vệ của các thần linh vô hình. Ngoài ra, đèn lồng còn có ý nghĩa qua màu sắc. Màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, màu xanh dịu dàng ngọt ngào, màu vàng tươi tắn.
Nghề làm đèn lồng Hội An
Nghề làm đèn lồng Hội An được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng năm 2011.
Những chiếc đèn lồng tre được làm nên bởi hai vật liệu chính là tre và vải bọc. Tre làm đèn lồng phải là loại tre già còn tươi, để đảm bảo độ bền và tránh mối mọt, người thợ phải nấu tre rồi ngâm 10 ngày trong nước muối, tiếp đến phơi khô, vót thành từng nan mỏng tùy theo mỗi loại đèn. Vải bọc phải là vải xoa hoặc lụa tơ tằm, tùy theo màu sắc của vải mà đèn sẽ mang những ánh sáng khác nhau.
Quy trình làm đèn lồng gồm hai công đoạn chính: làm khung tre và bọc vải. Những nan tre sẽ được gắn vào hai vòng gỗ để định hình khung và được nối bởi những sợi dây dù. Vải được cắt trước thành mảnh theo kích thước của đèn sau đó được dán lên những nan khung đã được bôi keo và được cắt tỉa những phần dư thừa.
Để làm nên chiếc đèn lồng Hội An thật sự rất kỳ công và mang nhiều tâm huyết của người nghệ nhân.
Các địa điểm check in với đèn lồng Hội An?
Phố cổ Hội An: Nhắc đến đèn lồng không thể không nhắc đến phố cổ Hội An. Bước đến Phố cổ, bạn không khỏi ấn tượng bởi vô số đèn lồng được treo khắp các con đường, nhà hàng. Đặc biệt, vào khoảng ngày 14 âm lịch hằng tháng, từ 18h đến 22h, những con phố ở đây luôn rực rỡ sắc màu với nhiều ánh sáng lung linh.
Lồng đèn tại Phố cổ Hội An
Các chùa tại Hội An: Các ngôi chùa ở Hội An đều được treo các lồng đèn rất đẹp. Có thể kể đến: chùa Cầu, chùa Bà Mụ, chùa Ông…. Ngoài việc check-in, du khách đến đây còn có cơ hội tìm hiểu thêm về kiến trúc, lịch sử của các ngôi chùa cổ kính.
Chùa Cầu Hội An
NGON Thị Hoa: Đến NGON Thị Hoa ắt hẳn bạn dễ dàng bắt gặp những chiếc đèn lồng đủ sắc, kiểu dáng, hoa văn được giăng lối từ cổng cho đến mọi ngóc ngách nhà hàng. Khi con người thường quen với "ánh điện cửa gương", NGON lựa chọn chiếc đèn lồng truyền thống của Hội An để gửi gắm nét đẹp văn hoá của một vùng đất phố cổ đến giữa lòng thành phố hiện đại. Để rồi khi đêm về, thực khách như được lạc vào đêm hội hè xưa cũ rực rỡ sắc màu đèn phố. NGON thân mời bạn đến chơi và hòa mình trong không gian đan xen nét đẹp văn hoá truyền thống nhé.
Nhà hàng NGON Thị Hoa
Nếu có dịp đến vùng đất Đà Nẵng - Hội An, đừng quên ngắm ghé thăm các điểm đến rực rỡ sắc đèn lồng cũng như mua về làm quà lưu niệm ý nghĩa bạn nhé.
————-
𝗡𝗚𝗢𝗡 𝗧𝗛𝗜 𝗛𝗢𝗔 𝗧𝗿𝗼𝗽𝗶𝗰𝗮𝗹 𝗚𝗮𝗿𝗱𝗲𝗻
100 Le Quang Dao Str, Ngu Hanh Son District, Da Nang
+84 984 818 880 | +84 967 220 100
http://ngonthihoarestaurant.com/info@ngonthihoarestaurant.com